* Phương pháp điều khiển bàn đạp phanh
1. Đạp bàn đạp phanh
Muốn đạp phanh phải chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Khi đạp phanh
gấp, dùng mũi bàn chân đạp mạnh vào bàn đạp phanh, gót chân không để dính xuống sàn xe
(hình 2.43).
Dẫn động phanh ôtô thường có 2 loại chủ yếu: dầu và khí nén.
- Đối với dẫn động phanh khí nén: từ từ đạp bàn đạp phanh cho đến khi tốc độ xe ôtô giảm
theo ý muốn.
- Đối với dẫn động phanh dầu: cần đạp phanh 2 lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn đạp
và nhả ra ngay, lần thứ 2 đạp hết hành trình bàn đạp.
2. Nhả bàn đạp phanh
Sau khi phanh, phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga.
Điều khiển phanh tay
Phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng, đỗ xe.
Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết hành trình về phía sau.
Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy tay
phanh về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía
sau 1 chút đồng thời bóp khóa hãm.
Tuy nhiên, để có thể gạt bỏ tâm lý lo lắng căng thẳng, tạo cảm giác tự tin thoải mái khi lái xe, điều đầu tiên và thiết yếu bạn cần làm là tham gia các lớp dạy lái xe và học lái xe một cách bài bản. Bên cạnh đó bạn phải không ngừng trau dồi để nâng cao kỹ năng lái xe.
Tag xem thêm: Đào tạo lái xe ô tô tại Hà Nội, dạy lái xe ô tô tại Hà Nội, đào tạo lái xe ô tô tại Gia Lâm, Dạy lái xe ô tô tại Gia Lâm,đào tạo lái xe ô tô tại Long Biên, dạy lái xe ô tô tại Long Biên, Bổ túc tay lái ô tô theo h, bổ túc tay lái ô tô theo giờ, Trung tâm nhận bổ túc tay lái xe ô tô, Trung tâm đào tạo lái xe ô tô tại Hà Nội uy tín, trọn gói.